Thị trường bánh kẹo Việt thay đổi để vươn xa
NDH - 17/11/2017 8:52:25 SA       

Ngành bánh kẹo bước vào cuộc chơi lớn

Tăng trưởng ngành hàng bánh kẹo giai đoạn 2006 - 2010 là 35% đã đưa Việt Nam trở thành “thiên đường” cho các doanh nghiệp bánh kẹo trong nước và kéo theo một cuộc xâm thực mạnh mẽ của các tập đoàn đa quốc gia. Bước sang giai đoạn 2010-2014, mức tăng trưởng của ngành bánh kẹo chỉ đạt mức 10%. Theo dự báo mới nhất, giai đoạn 2015 - 2019, mức tăng trưởng chững lại chỉ khoảng 8 - 9%. Đó là một thách thức mà tất cả các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo tại Việt Nam phải đối diện.

Tuy nhiên, so với đà tăng trưởng 1,5% của ngành bánh kẹo thế giới, 3% của khu vực Đông Nam Á và mức tiêu thụ bánh kẹo trung bình của người Việt chỉ mới đạt 2 kg/người/năm so với 2,8 kg/người/năm của thế giới, Việt Nam vẫn được coi là mảnh đất tiềm năng.

Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp bánh kẹo Việt Nam đã bắt đầu bước vào một cuộc cạnh tranh về chất lượng. Cuộc cạnh tranh đã khởi động cách đây vài năm, đặc biệt từ sức ép của bánh kẹo nhập khẩu và của cả các tập đoàn bánh kẹo lớn tổ chức sản xuất ngay tại Việt Nam.

Hơn thế nữa, thị hiếu, khẩu vị và thói quen tiêu dùng của khách hàng đã chuyển dịch từ “ăn chơi” sang ăn sạch, ăn tinh tuý, ăn vì dinh dưỡng, vì sức khoẻ nhiều hơn.

Ba yếu tố khác biệt trong sản phẩm của Bibica

Đón bắt xu thế, ông Trương Phú Chiến – Tổng Giám đốc Bibica, một người hơn 30 năm lăn lộn với ngành bánh kẹo Việt đưa ví dụ về chiếc kẹo sữa AHHA của Bibica. Trong chiếc kẹo này, có đến 12% thành phần là sữa (cao hơn hẳn mức trung bình của các kẹo sữa khác trên thị trường chỉ 3- 5%). Chiếc “kẹo là sữa” này làm cho khách hàng chuyển dịch từ thói quen “ăn kẹo” sang “ăn sữa”, biến chiếc kẹo từ một thứ ăn chơi sang một sản phẩm có yếu tố dinh dưỡng thực sự.

Sản phẩm kẹo sữa Ahha của Bibica

Theo đà đổi mới, Bibica tiếp tục nâng cấp kẹo Mochoco hương dừa – sản phẩm đã đi vào tâm trí của nhiều khách hàng thế hệ 7x, 8x. Từ quan niệm kẹo dừa phải mềm, Bibica đã sản xuất kẹo dừa giòn với hàm lượng nước cốt dừa cao hơn để sản phẩm có hương thơm tự nhiên, vị béo ngậy của dừa và tất nhiên sẽ tốt hơn về mặt dinh dưỡng. Hay như kẹo Calytos có chứa 5 loại tinh dầu tự nhiên, không chỉ bổ sung dinh dưỡng mà còn giúp thơm miệng, mát họng, ấm bụng, giảm các triệu chứng ho, đau rát họng, khàn tiếng.

Ông Chiến cho hay, chiến lược mà Bibica đang hướng đến là sản phẩm phải có bằng được 3 yếu tố khác biệt, nổi trội và cũng là lợi thế cạnh tranh, bao gồm: Tự nhiên, Dinh dưỡng và Tươi ngon.

Không chỉ các sản phẩm kẹo, Bibica cũng đang đưa cả ba yếu tố đó vào các chủng loại sản phẩm khác. Ví dụ, bánh bông lan Hura Deli của Bibica đã được làm 100% từ trứng và sữa tươi; bánh quy dừa Choco Chip được nâng hàm lượng cơm dừa sấy cao để tăng giá trị sử dụng của sản phẩm.

Vị đại diện đến từ Bibica cũng phân tích, ngành bánh kẹo chia thị hiếu thành 3 cấp độ. Thứ nhất, cấp phổ thông, chủ yếu dành cho trẻ, giá mềm hơn. Cấp độ này đang suy giảm dần nhưng hiện tại vẫn chiếm ưu thế về doanh số. Cấp độ thứ 2 đang phát triển mạnh là sản phẩm bánh kẹo gắn mật thiết hơn với giá trị dinh dưỡng, không chỉ phục vụ trẻ nhỏ mà cả người lớn. Đây là xu hướng đang phát triển trên thế giới và bước đầu được Bibica phát triển tại Việt Nam.

Xu hướng thứ 3, cao cấp hơn là các bánh kẹo dinh dưỡng chức năng đặc biệt. Hiện Bibica đã tiến thẳng vào cuộc chơi cao cấp vốn chỉ dành riêng cho các sản phẩm ngoại nhập với các sản phẩm do chính người Việt sản xuất như: Dòng sản phẩm Quasure dành cho người bị bệnh tiểu đường, dòng Growsure dành cho trẻ dưới 6 tuổi hay Mumsure dành cho phụ nữ mang thai.

Thế mạnh của các doanh nghiệp nội địa như Bibica so với các tập đoàn đa quốc gia trong cuộc cạnh tranh là đã đầu tư máy móc, công nghệ chế biến hiện đại nhất thế giới của Mỹ hay Châu Âu; am hiểu thị trường, nắm bắt thị hiếu, khẩu vị, thói quen tiêu dùng, kinh nghiệm tiếp cận nguyên liệu tự nhiên sẵn có trong nước để sản xuất ra các sản phẩm riêng biệt cũng như hệ thống phân phối được gây dựng hàng chục năm.

Tin mới hơn
Tin cũ hơn