Hết thời gian giao dịch, chỉ số VN-Index dừng lại ở mức 605,10 điểm, tăng 1,51 điểm (0,25%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 135,77 triệu đơn vị, trị giá 2.771,96 tỷ đồng. Toàn sàn có 160 mã tăng, 53 mã giảm và 90 mã đứng giá.
Cuối phiên giao dịch, nhiều cổ phiếu trụ cột trên sàn HOSE như GAS, BVH, MSN, SSI… đã đồng loạt tăng giá và kéo chỉ số VN-Index vượt 605 điểm. Trong đó, sau khi là ‘tội đồ’ khiến chỉ số VN-Index giảm điểm ở các phiên giao dịch trước, GAS đã tăng trở lại 2.00 đồng lên 107.000 đồng/CP và là nhân tố chính giúp VN-Index tăng điểm. Bên cạnh đó, SSI tăng mạnh 500 đồng lên 28.800 đồng/CP và khớp lệnh hơn 4,5 triệu đơn vị. BVH tăng 500 đồng lên 40.300 đồng/CP.
Chiều ngược lại, VIC vẫn bị bán rất mạnh trong suốt phiên giao dịch và bị kéo xuống mức giá sàn, với khối lượng khớp lệnh tăng đột biến, đạt hơn 7,7 triệu đơn vị.
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, sắc xanh đã bao trùm lên các cổ phiếu bất động sản như FLC, HAR, HQC, ITA, KBC… Khép phiên giao dịch, FLC tăng 100 đồng lên 11.600 đồng/CP và khớp lệnh mạnh nhất sàn HOSE, đạt trên 15 triệu đơn vị.
Đáng chú ý, phiên giao dịch hôm nay, các cổ phiếu dòng dầu khí trên sàn HOSE như PXS, PXT và PXI đã đồng loạt tăng trần.
Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index cùng thời điểm đứng ở mức 88,65 điểm, tăng 0,94 điểm (1,07%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 70,3 triệu đơn vị, trị giá 1.060,34 tỷ đồng. Toàn sàn có 134 mã tăng, 77 mã giảm và 134 mã đứng giá.
Tương tự như trên sàn HOSE, các cổ phiếu dòng dầu khí trên sàn HNX là PVS, PVX, PVC, PGS… cũng đều bứt phá mạnh. Khép phiên giao dịch, PVS tăng 800 đồng lên 42.100 đồng/CP và khớp lệnh hơn 6,6 triệu đơn vị. PVX tăng 300 đồng lên 6.600 đồng/CP và khớp lệnh mạnh nhất sàn HNX, đạt hơn 14,9 triệu đơn vị.
Bên cạnh đó, nhiều cổ phiếu có tính dẫn dắt như VCG, VND, SHB, SHS, KLS, BVS… cũng đã đồng loạt tăng giá.
Mã PVS được khối ngoại mua vào nhiều nhất với 730.700 đơn vị (chiếm 11,0% tổng khối lượng giao dịch), trong khi bán ra 440.700 đơn vị. Hiện PVS đứng ở mức giá 42.100 đồng/cp (+1,9%), tổng khối lượng giao dịch đạt 6.627.360 đơn vị. Các mã tiếp theo là KBC (526.930 đơn vị), CTG (394.580 đơn vị), SAM (350.000 đơn vị), SSI (339.980 đơn vị).
~~~
Tạm dừng phiên giao dịch buổi sáng, chỉ số VN-Index dừng lại ở mức 599,78 điểm, giảm 3,81 điểm (-0,63%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 65,28 triệu đơn vị, trị giá 1.382,21 tỷ đồng. Toàn sàn có 88 mã tăng, 96 mã giảm và 119 mã đứng giá.
Phiên giao dịch sáng nay, nhiều cổ phiếu lớn trên sàn HOSE như VIC, VCB, PVD, MSN, KDC… đã đồng loạt giảm giá và khiến chỉ số VN-Index tuột khỏi mốc 600 điểm. Đáng chú ý, mã VIC đã bị kéo xuống sát mức giá sàn và khớp lệnh mạnh nhất sàn HOSE hơn 4,9 triệu đơn vị. Việc VIC bị bán mạnh có thể là do 472.559.419 cổ phiếu thưởng của VIC về đến tài khoản và nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, KDC giảm 500 đồng xuống 61.000 đồng/CP và thỏa thuận được hơn 2,1 triệu cổ phiếu, trị giá 126,9 tỷ đồng.
Chiều ngược lại, một vài mã lớn khác trên sàn HOSE như STB, BVH, CSM, DRC, FPT, GMD… vẫn duy trì được sắc xanh nhẹ.
Mã SBT phiên sáng nay đứng giá tham chiếu và tiếp tục có thỏa thuận hơn 4,3 triệu cổ phiếu ở mức giá trần, tương ứng giá trị giao dịch đạt trên 54 tỷ đồng.
Trong khi đó, PNJ đã tăng kịch trần và có dư mua giá trần hơn 51 nghìn đơn vị. Được biết, HĐQT PNJ quyết định thoái hơn 50% vốn tại SFC tương đương hơn 5.5 triệu cổ phiếu đồng thời chủ tịch HĐQT của SFC cũng đăng ký mua vào hơn 2 triệu cổ phiếu. Ước tính giá vốn SFC khoảng 30.000đ/ CP.
Như vậy nếu thoái với giá hiện tại PNJ sẽ ghi nhận khoản lỗ từ 25-30 tỷ trong năm nay từ khoản đầu tư này chưa kể SFC là công ty liên kết của PNJ từ năm 2010 nên toàn bộ khoản lợi nhuận từ cty liên kết này sẽ phải bút toán lại.
Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index đứng ở mức 87,12 điểm, giảm 0,58 điểm (-0,66%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 31,18 triệu đơn vị, trị giá 484,08 tỷ đồng. Toàn sàn có 54 mã tăng, 107 mã giảm và 203 mã đứng giá.
Phiên giao dịch sáng nay, trong nhóm VN-30 chỉ có PVX và TCT tăng giá. Trong đó, PVX tăng 100 đồng lên 6.400 đồng/CP và khớp lệnh mạnh nhất sàn HNX, đạt hơn 7,7 triệu đơn vị.
Chiều ngược lại, sắc đỏ đã bao trùm lên các mã như BVS, VND, VCG, SHS, PVS, PVC, NTP, KLS… Đáng chú ý, mã PVS đã giảm 600 đồng xuống 40.700 đồng/CP và khớp lệnh trên 3,7 triệu đơn vị.
Mã SAM được khối ngoại mua vào nhiều nhất với 338.840 đơn vị (chiếm 18,5% tổng khối lượng giao dịch). Hiện SAM đứng ở mức giá 12.600 đồng/cp (-0,8%), tổng khối lượng giao dịch đạt 1.831.840 đơn vị. Các mã tiếp theo là CTG (214.200 đơn vị), VSH (196.000 đơn vị), SSI (150.200 đơn vị), KBC (150.000 đơn vị).
~~~
Đến 11:11, chỉ số VN-Index đứng ở mức 599,82 điểm, giảm 3,77 điểm (-0,62%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 58,83 triệu đơn vị, trị giá 1.254,59 tỷ đồng.
Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index đứng ở mức 87,51 điểm, giảm 0,19 điểm (-0,22%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 25,17 triệu đơn vị, trị giá 409,52 tỷ đồng.
Hiện tại, VIC đã bị kéo xuống mức giá sàn và khớp lệnh được hơn 4,8 triệu đơn vị.
~~~
Đợt 1, thị trường xác định giá mở cửa cho VN-Index tại mức 604,31 điểm, tăng 0,72 điểm (+0,12%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 2,61 triệu đơn vị, trị giá 56,66 tỷ đồng.
Đến 09:23, chỉ số VN-Index đứng ở mức 601,37 điểm, giảm 2,22 điểm (-0,37%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 9,76 triệu đơn vị, trị giá 182,14 tỷ đồng.
Thị trường bước vào phiên giao dịch mới với sự phân hóa khá mạnh ở nhóm cổ phiếu lớn. Trong đó, các cổ phiếu như BVH, VNM, GMD, DPM, FPT… đã nhích lên trên mốc tham chiếu. Chiều ngược lại, các cổ phiếu lớn khác là VIC, VCB, MBB, KDC… đã đồng loạt giảm giá. Đáng chú ý, mã VIC đang giảm mạnh 2.500 đồng xuống 53.000 đồng/CP và khớp lệnh gần 1 triệu đơn vị, ngày hôm nay 472.559.419 cổ phiếu thưởng của VIC về đến tài khoản của nhà đầu tư.
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, các mã như FLC, ITA, KBC, HQC, HAR… chỉ loanh quanh mốc tham chiếu.
Trong khi đó, các cổ phiếu dòng dầu khí trên sàn HOSE là PXS, PXT, PXI, PXL.. đã hồi phục trở lại. PXS đang tăng 300 đồng lên 32.300 đồng/CP. PXT và PXI đã được kéo lên mức giá trần.
Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index đứng ở mức 87,90 điểm, tăng 0,19 điểm (0,22%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 4,92 triệu đơn vị, trị giá 71,66 tỷ đồng.
Nhiều cổ phiếu có tính dẫn dắt trên sàn HNX như BVS, VCG, PVX, SCR, PGS, KLS… đã nhích lên trên mốc tham chiếu và giúp chỉ số HNX-Index tăng điểm nhẹ. Trong đó, PVX đang tăng 100 đồng lên 6.400 đồng/CP và khớp lệnh hơn 2,5 triệu đơn vị.
Mã CTN đang chưa có giao dịch. Được biết,Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (mã VCG - HNX) muốn thoái hết 31,14% vốn tại CTCP Xây dựng công trình ngầm (mã CTN - HNX).Giao dịch dự kiến được thực hiện từ 26/9 đến 22/10/2014 thông qua phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.
Tuy nhiên, theo đánh giá của VCBS trong 2 phiên trở lại đây, VCBS cũng ghi nhận những tín hiệu tích cực hơn đôi chút khi bóc tách từng lớp cổ phiếu cho thấy độ rộng thị trường không còn suy yếu và hầu hết các cổ phiếu trên sàn đã chững lại đà giảm. VCBS cân nhắc loại bỏ tác động của GAS đến chỉ số và nhận thấy rằng, thị trường phát đi tín hiệu không quá xấu khi nhiều nhóm cổ phiếu vẫn tăng điểm nhẹ như Bất động sản, Khoáng sản, ….
CPI tháng 9 của cả nước được Tổng cục thống kê công bố với mức tăng 0,4% (mom), con số cao nhất trong vòng 7 tháng qua. Tuy nhiên nếu tính theo cùng kỳ, mức tăng CPI tiếp tục sụt giảm khá nhanh về mức 3,62% (yoy) từ con số 4,31% của tháng 8. Sức cầu phục hồi yếu hơn mong đợi được đánh giá là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến triển vọng phục hồi của đà tăng trưởng. Trong bối cảnh đó, tỷ lệ lạm phát cả năm 2014 nhiều khả năng sẽ chỉ vào khoảng 3,8%-4%.
Trong ngắn hạn, VCBS cho rằng rủi ro giảm điểm có thể vẫn sẽ tiếp tục với tốc độ giảm bớt. Theo đó, nhà đầu tư vẫn nên tiếp tục giảm dần tỷ trọng tại các mức giá hợp lý trong phiên. Cơ hội lướt sóng các cổ phiếu chưa tăng quá nhiều trong thời gian qua và có sự thay đổi tích cực trong hoạt động kinh doanh cũng như kỳ vọng đạt được những thành quả tốt trong Q3 và Q4.2014 chỉ đến khi thị trường có dấu hiệu hồi phục lại.